Quay lại

Phishing Email là gì và cách ngăn chặn email lừa đảo

Cập Nhật Lần Cuối: 04/12/2024

Phishing Email là gì và cách ngăn chặn email lừa đảo

Trong năm 2023, Phishing Email chiếm hơn 80% các cuộc tấn công mạng (theo Forrester Research), gây thiệt hại hàng tỷ USD và đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình thế nguy hiểm về an ninh và uy tín. Các cuộc tấn công này không chỉ gây tổn thất tài chính mà còn làm suy giảm lòng tin từ khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về Phishing Email – từ định nghĩa, các loại hình phổ biến, cách nhận biết và phòng tránh, đến giải pháp bảo mật tối ưu với EG-Platform.

Phishing Email là gì?

Email lừa đảo (Phishing Email) là một hình thức tấn công mạng phổ biến nhằm đánh lừa người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm, như tài khoản ngân hàng hoặc mật khẩu, qua kênh Email. Xuất hiện từ những năm 1990, hình thức tấn công này ngày càng phát triển và tinh vi với nhiều chiến thuật khác nhau, từ giả danh tổ chức uy tín đến các cảnh báo khẩn cấp. Đây là một trong những mối đe dọa mạng lớn nhất do khả năng dễ dàng đánh lừa người dùng qua giao diện quen thuộc và đáng tin cậy.

Cách phishing email tấn công người dùng Sơ đồ tấn công Phishing Email

Phishing Email sử dụng kỹ thuật tấn công phi kỹ thuật (social engineering), với các Email giả danh tổ chức uy tín, chứa liên kết dẫn đến trang web giả mạo hoặc đính kèm tệp mã độc. Những Email này thường mang thông điệp khẩn cấp, yêu cầu xác thực thông tin ngay lập tức để tránh khóa tài khoản hoặc mất tiền. Nạn nhân, do không kịp kiểm tra tính hợp pháp của Email, có thể vô tình cung cấp thông tin nhạy cảm hoặc tải xuống mã độc, gây rủi ro lớn cho cả cá nhân và tổ chức.

Tại sao Phishing Email lại nguy hiểm?

Theo Báo cáo An ninh Mạng 2023 của Forrester Research, Phishing Email chiếm hơn 80% các vụ tấn công mạng toàn cầu. Những hậu quả nghiêm trọng của Phishing Email bao gồm:

1. Thiệt hại tài chính: Các cuộc tấn công Phishing đã gây tổn thất hàng tỷ USD mỗi năm, từ việc mất tiền trực tiếp đến chi phí khôi phục dữ liệu bị xâm phạm. Ví dụ cũng theo báo cáo này vào năm 2022, một công ty châu Âu đã thiệt hại 4 triệu USD chỉ vì một Email giả mạo tài khoản ngân hàng.

2. Mất lòng tin và uy tín: Khi thông tin khách hàng bị rò rỉ, uy tín của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Một vụ tấn công Phishing có thể làm suy yếu niềm tin từ khách hàng và đối tác, đồng thời gây khó khăn trong việc hợp tác kinh doanh lâu dài.

3. Tăng chi phí an ninh mạng: Sau mỗi vụ tấn công, doanh nghiệp cần đầu tư lớn vào các giải pháp bảo mật, đào tạo lại nhân viên và khôi phục danh tiếng. Từ đó, tạo gánh nặng về tài chính và nguồn lực.

4. Lan rộng trong hệ thống: Phishing email có thể chiếm quyền kiểm soát email của người dùng, từ đó gửi email giả mạo đến các liên hệ khác, khiến cuộc tấn công lan nhanh trong tổ chức hoặc cộng đồng.

5. Khó phát hiện: Các email phishing ngày càng tinh vi, nhiều email được thiết kế giống hệt với email từ các tổ chức chính thống, khiến người dùng khó phân biệt thật giả. Một cú nhấp chuột sai có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Vì những lý do trên, việc nâng cao nhận thức và đào tạo để nhận diện phishing email là điều cần thiết nhằm bảo vệ thông tin của cá nhân và tổ chức khỏi những mối đe dọa này.

Các Loại Phishing Email Phổ Biến

Hiểu rõ các loại Phishing Email sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện và phòng tránh hiệu quả hơn. Mỗi loại có cách thức và chiêu trò riêng, nhưng đều chung mục đích thu thập thông tin nhạy cảm:

1. Spear Phishing: Đây là loại tấn công có mục tiêu rõ ràng, thường nhắm vào một cá nhân hoặc tổ chức cụ thể. Tin tặc thu thập thông tin chi tiết về nạn nhân như tên, vị trí, chức vụ, và các mối quan hệ trong công việc để tạo ra một email giả mạo với nội dung được cá nhân hóa, khiến người nhận dễ tin tưởng và khó phát hiện.

2. Whaling (Nhắm vào cấp lãnh đạo): Whaling là một biến thể của spear phishing, nhắm đến các lãnh đạo cấp cao như CEO, CFO, CTO. Nội dung email thường liên quan đến các quyết định quan trọng hoặc vấn đề tài chính, nhằm thao túng người nhận thực hiện các hành động nguy hiểm như chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin mật.

3. Clone Phishing: Tin tặc tạo một bản sao của một email hợp lệ đã được gửi trước đó, sau đó thay thế các liên kết hoặc tệp đính kèm bằng nội dung độc hại. Email này thường được gửi từ một địa chỉ giả mạo, khiến nạn nhân dễ bị thuyết phục rằng đây là một bản cập nhật hợp lệ.

4. Email Phishing truyền thống: Đây là phương thức phổ biến nhất, trong đó tin tặc gửi hàng loạt email giả mạo đến nhiều người. Email thường mạo danh các tổ chức lớn như ngân hàng hoặc công ty tài chính, yêu cầu người nhận cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập vào các trang giả mạo.

5. Business Email Compromise (BEC): Hình thức này giả mạo email từ các lãnh đạo hoặc đối tác công ty, yêu cầu thực hiện các giao dịch tài chính khẩn cấp. BEC khai thác lòng tin của nhân viên đối với người gửi, dễ dẫn đến các tổn thất nghiêm trọng về tài chính.

6. Vishing và Smishing: Vishing là lừa đảo qua cuộc gọi điện thoại, còn Smishing là lừa đảo qua tin nhắn SMS. Cả hai hình thức này đều nhằm lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập vào các liên kết độc hại.

7. Phishing qua mạng xã hội: Tin tặc sử dụng các nền tảng mạng xã hội để gửi tin nhắn lừa đảo, giả danh bạn bè hoặc đồng nghiệp để yêu cầu hỗ trợ tài chính hoặc truy cập vào các liên kết giả mạo.

8. Pharming: Đây là hình thức lừa đảo phức tạp hơn, trong đó tin tặc thay đổi hệ thống DNS để chuyển hướng người dùng đến một trang web giả mạo, dù người dùng đã nhập đúng địa chỉ trang web. Pharming khiến người dùng khó phát hiện do trang giả mạo trông rất giống với trang thật.

Một ví dụ điển hình năm 2024 là vụ tấn công phishing quy mô lớn tại châu Âu, khi tin tặc giả mạo một tổ chức tài chính và gửi email yêu cầu người dùng xác nhận thông tin tài khoản. Theo báo cáo từ Cơ quan An ninh Mạng EU, hàng ngàn người dùng đã sập bẫy, dẫn đến thiệt hại hàng triệu USD và làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về an ninh thông tin trực tuyến.

10 cách để nhận biết Phishing Email

Để nhận diện Phishing Email, người dùng cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo và tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu ITU-T X.1236 do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) ban hành năm 2019. ITU là tổ chức của Liên Hợp Quốc về viễn thông và công nghệ thông tin, được thành lập từ năm 1865, chuyên xây dựng các tiêu chuẩn giúp hệ thống truyền thông hoạt động an toàn, hiệu quả. Bộ tiêu chuẩn ITU-T X.1236 cung cấp hướng dẫn phát hiện sớm các tấn công qua Email, giảm thiểu rủi ro lừa đảo trực tuyến. Dưới đây là 10 dấu hiệu quan trọng giúp người dùng dễ dàng nhận diện Phishing Email:

1. Địa chỉ email lạ: Phishing email thường đến từ các địa chỉ hơi giống nhưng khác biệt so với địa chỉ chính thức, chẳng hạn như "@compаny.com" thay vì "@company.com" (ký tự 'a' bị thay đổi tinh vi).

2. Lời chào không đích danh: Email lừa đảo thường dùng lời chào chung chung như "Kính gửi khách hàng" hoặc "Dear User" vì kẻ gửi không biết tên cụ thể của người nhận.

3. Ngôn ngữ thúc giục, đe dọa: Phishing email thường dùng giọng điệu thúc ép, như "Hãy hành động ngay lập tức" hoặc "Tài khoản của bạn sẽ bị khóa," để tạo cảm giác vội vàng, khiến người nhận ít khi kiểm tra kỹ.

4. Liên kết không đáng tin cậy: Trước khi nhấp, hãy di chuột qua liên kết để kiểm tra. Nếu URL có ký tự lạ hoặc không giống với URL chính thức, đây có thể là dấu hiệu của phishing.

5. Tệp đính kèm bất ngờ: Nếu bạn nhận được tệp từ người lạ hoặc không có lý do rõ ràng, hãy cẩn thận. Các tệp có đuôi ".exe," ".zip," hoặc ".docm" thường dễ chứa mã độc.

6. Lỗi ngữ pháp, chính tả: Phishing email thường có lỗi cơ bản do chúng thường được tạo gấp hoặc dịch tự động mà không qua kiểm tra.

7. Yêu cầu thông tin nhạy cảm: Các tổ chức uy tín không bao giờ yêu cầu thông tin nhạy cảm qua email như mật khẩu hay mã OTP. Nếu email có yêu cầu này, đó là dấu hiệu đáng nghi.

8. Logo và thiết kế không chuẩn: Phishing email có thể chứa logo nhòe, hoặc thiết kế không giống thương hiệu gốc, điều này dễ nhận ra nếu để ý kỹ.

9 .Trang web lạ dẫn đến giao diện giả: Phishing email thường hướng người nhận đến trang web giả mạo. Hãy luôn kiểm tra URL kỹ lưỡng trước khi đăng nhập.

10. Yêu cầu tải ứng dụng không rõ nguồn: Một số email lừa đảo yêu cầu tải phần mềm để "bảo vệ tài khoản." Đây là cách để cài mã độc lên thiết bị của bạn.

Việc áp dụng những biện pháp này, kết hợp với đầu tư vào giải pháp bảo mật chuyên sâu như EG-Platform từ VNETWORK, sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa nguy cơ từ phishing email, bảo vệ dữ liệu quan trọng và đảm bảo an toàn toàn diện cho hệ thống thông tin.

Những cách phòng ngừa Phishing Email

Để bảo vệ bản thân và doanh nghiệp khỏi các nguy cơ từ Phishing Email, việc áp dụng những biện pháp an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật như ITU-T X.1236 là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các phương pháp hiệu quả:

  • Đào tạo nhân viên về bảo mật: Thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện giúp nhân viên nhận diện email phishing và các nguy cơ an ninh khác. Nhận thức cao sẽ giúp họ dễ dàng phát hiện và phản ứng kịp thời với những dấu hiệu đáng ngờ.

  • Cẩn thận với liên kết và tệp đính kèm không rõ nguồn: Đối với email từ người gửi lạ hoặc có chứa liên kết bất ngờ, người dùng nên kiểm tra kỹ trước khi nhấp vào để tránh rủi ro.

  • Sử dụng phần mềm chống phishing: Cài đặt giải pháp bảo mật tích hợp công nghệ AI và machine learning giúp phát hiện và ngăn chặn phishing email ngay từ đầu.

  • Kích hoạt xác thực đa yếu tố (MFA): Bảo vệ tài khoản email và các ứng dụng quan trọng bằng MFA để ngăn chặn truy cập trái phép dù thông tin đăng nhập bị lộ.

Kiểm tra URL cẩn thận: Trước khi nhấp vào bất kỳ liên kết nào, nên xem trước địa chỉ URL và đảm bảo đó là đường dẫn chính thống, tránh các liên kết có dấu hiệu bất thường.

  • Bật cảnh báo chống phishing trên trình duyệt: Nhiều trình duyệt hiện có tính năng cảnh báo khi người dùng truy cập các trang web nghi ngờ. Tính năng này giúp tăng cường bảo vệ khỏi trang web lừa đảo.

  • Kiểm tra kỹ địa chỉ email người gửi: Phishing email thường giả mạo địa chỉ người gửi với các thay đổi nhỏ. Luôn kiểm tra kỹ để phát hiện những khác biệt bất thường.

  • Áp dụng giải pháp bảo mật email toàn diện: Để đối phó với các cuộc tấn công phức tạp, doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng giải pháp như EG-Platform của VNETWORK. MIP tích hợp công nghệ AI và bộ lọc thông minh, giúp phát hiện và ngăn chặn toàn diện phishing email, bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp.

  • Định kỳ kiểm tra và rà soát hệ thống bảo mật email: Thực hiện kiểm tra an ninh định kỳ để phát hiện và khắc phục sớm các lỗ hổng bảo mật.

  • Cập nhật phần mềm thường xuyên: Đảm bảo hệ điều hành, trình duyệt và các phần mềm bảo mật luôn cập nhật phiên bản mới nhất để vá các lỗ hổng có thể bị lợi dụng.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị tấn công phishing email, bảo vệ dữ liệu và duy trì sự an toàn cho hệ thống thông tin của cá nhân và doanh nghiệp.

EG-Platform: Giải pháp tiên phong chống lại Phishing Email

EG-Platform không chỉ là một giải pháp bảo mật Email toàn diện mà còn nổi bật với công nghệ tiên tiến, cho phép nhận diện và ngăn chặn các cuộc tấn công Phishing một cách hiệu quả. Với sự kết hợp của ba bộ lọc thông minh và tính năng hiện đại, MIP được tối ưu hóa để xử lý những phương thức tấn công phức tạp nhất, đảm bảo an toàn cho hệ thống Email của doanh nghiệp từ cả hai chiều gửi và nhận bao gồm:

  • SpamGUARD – Chống spam 99,9%, ngăn chặn Email Phishing ngày từ lúc đầu: SpamGUARD sử dụng công nghệ máy học (Machine Learning) và thuật toán Bayesian để phát hiện các đặc điểm phổ biến của Phishing, như tiêu đề và từ khóa nhạy cảm. Bộ lọc này liên tục học hỏi từ các mẫu Email mới, đảm bảo phát hiện nhanh chóng và chính xác các Email lừa đảo. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp tài chính đã giảm thiểu đáng kể các cuộc tấn công nhờ SpamGUARD, bảo vệ khách hàng khỏi các Email lừa đảo giả danh ngân hàng.

  • ReceiveGUARD – Bộ lọc chống Phishing tinh vi nhất: Với công nghệ phân tích uy tín tên miền bằng AI (AI-based Domain Reputation Analysis), ReceiveGUARD phân tích độ tin cậy của người gửi qua các yếu tố như dấu hiệu giả mạo trong tên miền và địa chỉ IP. Nhờ việc quét URL trong thời gian thực (real-time URL scanning), ReceiveGUARD có thể phát hiện ngay các liên kết dẫn đến trang web giả mạo, bảo vệ người dùng ngay khi họ nhấp vào. Đây là bộ lọc mạnh nhất chống lại các Email Phishing giả danh từ tổ chức uy tín, giảm thiểu rủi ro từ các cuộc tấn công tinh vi.

  • SendGUARD – Phòng chống Phishing từ bên trong: SendGUARD bảo vệ Email chiều gửi với khả năng giám sát và kiểm soát hành vi gửi Email, ngăn chặn các cuộc tấn công chiếm đoạt tài khoản ATO (Account Takeover). Bộ lọc này giúp doanh nghiệp ngăn ngừa việc phát tán Email lừa đảo đến đối tác và khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường hợp tác quốc tế, nơi uy tín và sự bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu.

Giải pháp bảo mật email Bộ 3 bộ lọc EG-Platform

Không dừng lại ở đó,hhjhhhh giải pháp này cũng cung cấp sự bảo vệ toàn diện nhờ ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đảm bảo phát hiện kịp thời và ngăn chặn các mối đe dọa ngay từ khi Email vừa được nhận:

  • Quét đa tầng và phân tích hành vi: EG-Platform không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra nội dung mà còn phân tích các URL và tệp đính kèm theo thời gian thực, nhận diện mã độc và các trang giả mạo với độ chính xác cao. Hệ thống đảm bảo rằng mọi mối đe dọa đều được ngăn chặn ngay lập tức, giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro tiềm ẩn từ những kỹ thuật tấn công phức tạp và tinh vi nhất.

  • Công nghệ AI tự động cập nhật: Thuật toán học máy của EG-Platform liên tục học hỏi từ các mẫu tấn công mới và điều chỉnh phù hợp, giúp hệ thống không ngừng cải thiện và phát hiện chính xác ngay cả các kỹ thuật lẩn tránh tinh vi. Điều này cho phép MIP dự đoán và ngăn chặn các kiểu tấn công mới nhất, bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro mà các hệ thống bảo mật truyền thống có thể bỏ sót.

Với những công nghệ tiên tiến và khả năng tự thích ứng này, EG-Platform không chỉ bảo vệ hệ thống Email mà còn xây dựng một lớp phòng thủ đáng tin cậy cho doanh nghiệp trước các mối đe dọa từ Phishing. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tự tin hoạt động trong môi trường an toàn, giữ vững uy tín và sự tin cậy của khách hàng và đối tác trên thị trường đầy cạnh tranh.

Kết luận

Phishing Email đang ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng trong bối cảnh kỹ thuật số hiện đại, đặt ra nhiều rủi ro về an ninh và uy tín cho cá nhân và doanh nghiệp. Việc nhận diện và phòng ngừa các cuộc tấn công này không chỉ là trách nhiệm của bộ phận an ninh mà là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ thông tin nhạy cảm và tài sản số. EG-Platform của VNETWORK, với những công nghệ bảo mật tiên tiến như SpamGUARD, ReceiveGUARD và SendGUARD, đem đến một lớp bảo vệ toàn diện và mạnh mẽ trước các nguy cơ từ Phishing Email.

Trang bị nền tảng EG-Platform là bước đầu tạo dựng một môi trường làm việc an toàn, bảo vệ danh tiếng doanh nghiệp và nâng cao niềm tin từ khách hàng. Hãy trải nghiệm giải pháp này ngay hôm nay để chủ động phòng ngừa các mối đe dọa mạng, xây dựng sự tin cậy và vững chắc trong thời đại số hóa.

Bảo mật Email trong các tổ chức chính phủ: Thách thức và giải pháp hiệu quả trong kỷ nguyên số

Bảo mật Email trong các tổ chức chính phủ: Thách thức và giải pháp hiệu quả trong kỷ nguyên số

Trong những năm gần đây, các cuộc tấn công Email nhằm vào tổ chức chính phủ đã gia tăng đáng kể

Bảo mật Email trong logistics với EG-Platform

Bảo mật Email trong logistics với EG-Platform

Một trong những mối đe dọa phổ biến nhất đối với doanh nghiệp logistics là tấn công lừa đảo Email (phishing Email)

Zero Click là gì và cách mà Zero Click tấn công Email

Zero Click là gì và cách mà Zero Click tấn công Email

Chỉ cần mở Email, mã độc có thể âm thầm xâm nhập vào hệ thống mà không cần nhấp vào liên kết hay tải tệp đính kèm

Phòng ngừa rò rỉ dữ liệu Email và bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn ITU-T X.1236

Phòng ngừa rò rỉ dữ liệu Email và bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn ITU-T X.1236

Rò rỉ dữ liệu Email không chỉ là một vấn đề nghiêm trọng mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho tổ chức.